6 tháng cuối kỳ , các bà bầu nên ăn chế độ dinh dưỡng gì ?

Vào giai đoạn 6 tháng cuối thai kỳ, thực phẩm quá mặn hoặc chứa nhiều chất nhiều gây rất nhiều nguy hiểm cho thai phụ. Bạn không nên sử dụng nhiều các loại thực phẩm này nếu không muốn béo phì hoặc gặp các bệnh như rối loạn đường huyết, phù nề và cao huyết áp dẫn đến sản giật trước khi sanh.

Triệu chứng ốm nghén thường gặp ở các bà bầu thường kết thúc vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Từ giai đoạn này, bạn thường cảm thấy thèm ăn vặt, ngưng hẳn các triệu chứng buồn nôn ở 3 tháng trước đó. Mỗi tháng, các mẹ được dự tính sẽ tăng từ 1,2 đến 2kg. 12,5-18kg; 11,5 – 16kg; 6 – 12kg lần lượt là thể trọng tiêu chuẩn mà các bà bầu vốn dĩ nhẹ cân, gầy ốm; bà bầu có thể trạng bình thường và bà bầu đã dư cân sẵn nên tăng trong suốt thai kỳ.

Để kiểm soát cân nặng của bản thân, các thai phụ nên có chế độ ăn hợp lý kết hợp với vận động nhẹ đều đặn. Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh quốc trên 7.278 thai phụ cho thấy rằng các bà bầu tăng cân ít sẽ ít có nguy cơ bị tiền sản giật khi sinh, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp hoặc sinh non.

Có người nghĩ rằng quan niệm “bà bầu phải ăn cho 2 người” tức là bạn phải ăn gấp đôi bình thường, nhưng thực ra bạn chỉ cần đầy đủ nạp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là đã đủ cho sự phát triển của cả mẹ và bé. Nếu ăn quá nhiều mỗi bữa ăn sẽ gây nên khó chịu, khó tiêu hóa cho chính bà bầu. Bạn cũng cần nên tránh những thực phẩm béo mà không cung cấp nhiều năng lượng như nước ngọt có ga, kẹo, bánh ngọt,… Các thực phẩm sống, cung cấp nhiều dinh dưỡng và vi chất như cá, tôm, cua, thịt, trứng, rau củ và trái cây các loại nên là sự lựa chọn của bạn.

Ngoài 3 bữa chính trong ngày, bạn nên bổ sung thêm 2-3 bữa phụ một ngày bằng các thực phẩm giàu chất đạm như nghêu, sò, hàu, trứng vịt lộn, sữa tươi không đường hoặc uống thêm các loại sinh tố giàu canxi. Omega3 chứa trong các loại thực phẩm này rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.

Hầu hết các bộ phận cơ thể của bào thai đã hình thành gần như hoàn chỉnh ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, nên các mẹ đặc biệt lưu ý về nguồn dinh dưỡng mà bạn đưa vào cơ thể trong giai đoạn này. Đó nên là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, và bạn không bao giờ được quên canxi nếu muốn con phát triển khỏe mạnh. Bạn nên:

– Vận động nhẹ thường xuyên, tránh tăng cân quá nhanh.

– Bớt ăn mặn, đề phòng bị phù nề và cao huyết áp – nguyên nhân gây ra sản giật.

– Tránh xa các thực phẩm chứa nhiều chất ngọt và béo, phòng ngừa nguy cơ bị rối loạn đường huyết.

Những thực phẩm các mẹ nên tránh xa:

– Mọi loại thực phẩm sống hay còn tái.

– Trứng luộc lòng đào và ốp-la lòng đào.

– Thịt, cá xông khói, thịt nguội các loại.

– Rau củ sống, giá sống, rau mầm  sống.

– Các thức uống có chứa cồn và caffein.

– Tuyệt đối nói không với thuốc lá, kể cả hít khói thuốc, khói bụi và các chất độc hại khác

Check Also

Cảm nhận về “con cưng” mới của Ngọc Trinh - Dung dịch vệ sinh  UME Tía Tô có tốt không?

Có nên lựa chọn siêu phẩm Dung dịch vệ sinh UME Tía Tô NT Beauty không?

Dung dịch vệ sinh phụ nữ có thể có các thành phần khác nhau, bao …