Không khí ô nhiễm gây nhiều bệnh cho người dân

Những người dân sống tại những thành thị lớn thường nghĩ đó là chốn phồn hoa, an toàn mà quên mất rằng họ đang phải đối mặt với nhiều nhân tố tác động thường xuyên đến sức khỏe.

“Chịu trận” khói bụi, tiếng ồn

Dịch bệnh vây bủa, ồn ào đày đọa, không khí ô nhiễm… đang là thực tế mà người dân các đô thị lớn phải gánh chịu. Tại TP.Hồ Chí Minh, đến 90% không khí không đạt tiêu chuẩn không những vậy ô nhiễm tiếng ồn luôn trên mức cho phép.

“Chịu trận” khói bụi, tiếng ồn

Theo các chuyên gia, không những ô nhiễm không khí, tiếng ồn cũng là vấn đề lo ngại không kém cho mọi người. Không kể những âm thanh inh tai buốt đầu tuôn ra từ các nhà xưởng không cần biết đêm ngày, người ta còn thường xuyên bị tra tấn bởi tiếng còi hú, tiếng động cơ xe cơ giới, đặc biệt là tại những quận Thử Đức, Gò Vấp…, nơi mà vài chục năm qua mọi người đã phải “chịu trận” tiếng gầm rú của động cơ máy bay – cái âm thanh mà khoa học đã chứng minh có thể gây đột quỵ hay rối loạn tim mạch dẫn đến chết người nếu tiếp xúc lâu dài.

Ô nhiễm môi trường từ các khu công nhiệp

Chỉ tính riêng tại TPHCM, ô nhiễm không khí là thực trạng mà người dân luôn không thể tránh khỏi. Kết quả quan trắc chất lượng không khí được Chi cục Bảo vệ môi trường TP đưa ra ở các địa bàn nhiều người qua lại và các khu vực dân cư gần nhà máy hoặc các khu công nghiệp cho chỉ số ô nhiễm cao nhất. trong khi đó, có đến88% trường hợp quan trắc về bụi đã không đạt chuẩn cho phép, nồng độ bụi dao động trung bình từ 0,35-0,62 mg/m3.

Nghiên cứu của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường gần đây cũng chứng tỏ rằng những người sống và làm việc sát đường và các nút giao thông có nguy cơ bị những bệnh về khó ngủ, hồi hộp, rối loạn thần kinh thực vật, nhức đầu, suy nhược thần kinh, khó tập trung… cao hơn so với những người sống ở các địa bàn khác. Ô nhiễm tiếng ồn giao thông luôn vượt mức cho phép.

Theo BS Võ Quang Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM, tiếng ồn ào của còi xe sẽ gây suy giảm thính lực, thậm chí điếc. BS Đinh Quang Thanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, cho biết mức nghe của người bình thường dao động từ 0-125 dB. Nếu dưới 40 dB thì sẽ khó nghe, còn vượt trên 105 dB có thể gây ra cảm giác đau tai. Nếu tiếp xúc với âm thanh vượt trên 115 dB lâu dài thì có thể gây suy giảm thính lực, dẫn đến điếc vĩnh viễn. Không những vậy, tiếng ồn kích thích vỏ não khiến cho khó ngủ, huyết áp, tăng nhịp tim, nhức đầu, chóng mặt. “Đó là chưa kể tới dễ bị stress, khó kiềm chế cảm xúc, ảnh hưởng đến việc giao tiếp với người xung quanh” – BS Thanh cho biết.

Tỉ lệ mắc ung thư hàng đầu thế giới

Theo GS-BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, có 15 loại ung thư thường gặp nhất ở nước ta đó là ung thư phổi, vú, đại trực tràng, dạ dày, gan, tiền liệt tuyến, tử cung/cổ tử cung, thực quản, bàng quang, bệnh bạch cầu, u lympho không hodgkin, khoang miệng, tụy, buồng trứng và thận. Khoảng 80% nguyên nhângây ra bệnh là do những gì con người hít thở, ăn uống,cọ xát.
Nguy hiểm hơn, theo cảnh báo của các chuyên gia y tế, người dân còn phải đối diện với nguy cơ tử vong bởi nạp thực phẩm “bẩn” ngâm hóa chất mỗi ngày mà không hề hay biết. Theo Bộ Y tế, hiện tỉ lệ mắc và tử vong bởi ung thư ở nước ta thuộc nhóm hàng đầu trên thế giới. Trong đó, tử vong vì ung thư dạ dày cao gấp 5 lần so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân chủ yếu là do những loại hóa chất độc hại trong thức ăn hằng ngày.

Các chuyên gia cho hay ung thư là hiện tượng đột biến của tế bào. Trong những yếu tố bên ngoài, thực phẩm được xếp hàng đầu, ảnh hưởng lớn nhất đến căn bệnh này. Ngoài khả năng gây ngộ độc cấp tính, thực phẩm “bẩn” tích lũy lâu trong cơ thể còn gây đột biến tế bào, đến một giai đoạn nào đó sẽ tăng sinh trở thành ung thư ác tính.

Điều chỉnh lối sống,tránh tác hại từ môi trường, tăng cường vận động, hạn chế thói quen dinh dưỡng dư chất là điều cần thiết nên làm…” – một chuyên gia cho biết. Cộng đồng, đặc biệt là người dân sinh sống ở các khu vực đô thị, đang sống chung với ô nhiễm tứ bề, hàng ngày gánh chịu mối nguy hại cho sức khỏe.

Check Also

Cảm nhận về “con cưng” mới của Ngọc Trinh - Dung dịch vệ sinh  UME Tía Tô có tốt không?

Có nên lựa chọn siêu phẩm Dung dịch vệ sinh UME Tía Tô NT Beauty không?

Dung dịch vệ sinh phụ nữ có thể có các thành phần khác nhau, bao …