Những lưu ý về dưỡng chất bổ sung cho mẹ bầu

Mang thai là giai đoạn vô cùng gian nan trong hành trình làm mẹ của người phụ nữ. Ngoài việc nghỉ ngơi và thăm khám thường xuyên, chế độ dinh dưỡng khi mang thai là yếu tố quan trọng hàng đầu để bé yêu có được những tiền đề sức khỏe tốt nhất ngay từ trong bụng mẹ.

Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ để đảm bảo nhu cầu năng lượng cho cả mẹ và bé. Phụ nữ mang thai nên tập trung chú ý đến một số nhóm dinh dưỡng sau:

Protein

Có nhiều trong thịt nạc, cá, trứng, sữa, đậu nành… Nhiệm vụ của protein là hình thành và phát triển các tế bào của thai nhi, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của bé trong bụng mẹ.

Protein rất cần thiết trong dinh dưỡng của phụ nữ mang thai

Phụ nữ được khuyên tiêu thụ tối thiểu 60g/ngày lượng protein trong thời điểm mang thai.

Sắt

Phụ nữ khi mang thai cần một lượng sắt nhiều gấp đôi bình thường để tạo máu và giúp bé phòng tránh các dị tật ống thần kinh. Một số thực phẩm chứa nhiều sắt nên đưa thêm vào khẩu phần như trứng, các loại đậu hạt (như đậu xanh, đậu đen…), rau có màu xanh đậm (như rau chân vịt, bông cải xanh…), các loại trái cây và ngũ cốc.

Ngũ cốc, rau xanh đậm rất giàu sắt

Phụ nữ cũng nên dùng thêm viên sắt bổ sung (60mg/viên), từ 1-2 viên/ngày.

Axit folic

Phổ biến trong các loại ngũ cốc, đậu lăng, trái bơ, bông cải… Axit folic cần thiết để giảm thiểu các rủi ro dị tật cho thai nhi cũng như giúp giảm nguy cơ sinh non, thiếu cân hay chậm phát triển ở trẻ.

Đậu lăng chứa nhiều axít folic

Phụ nữ sẽ cần khoảng 600mg/ngày lượng axit folic khi mang thai.

Canxi

Ngoài thịt động vật, các chế phẩm từ sữa là một nguồn cung cấp dồi dào canxi. Phụ nữ đang mang thai cần lưu ý bổ sung vitamin C (trong trái cây như cam, bưởi,…) giúp hỗ trợ hấp thụ canxi trong thực phẩm. Canxi ngoài việc giúp thai nhi phát triển một khung xương vững chắc còn góp phần hoàn thiện hệ thần kinh và hệ tuần hoàn cho bé.

Chế phẩm từ sữa là một nguồn canxi lớn

Phụ nữ cần bổ sung thêm 1000mg/ngày lượng canxi khi mang thai.

Ngoài ra một số vi chất như vitamin A, D, B1, B2, C… khoáng chất như kẽm, iốt… tuy không cần nhiều nhưng mỗi loại lại đóng một vai trò hỗ trợ không thể thiếu trong sự phát triển toàn diện của thai nhi. Chúng thường đi kèm trong các loại thực phẩm giàu đạm, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả… nên có thể dễ dàng đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày. Hoặc có thể sử dụng thêm các viên uống bổ sung tùy vào thể trạng của người mẹ.

Trái cây cung cấp đa dạng các vitamin A, E, C…

Riêng một số loại thực phẩm như:

Thức uống chứa chất kích thích như cà phê, trà; có gas như các loại nước ngọt; có cồn như: rượu, bia… Các món ăn chứa nhiều gia vị tỏi, ớt, muối. Thực phẩm nướng, xông khói. Thực phẩm sống như trứng luộc lòng đào, thịt tái, phô mai, rau sống,… Một số loại trái cây như đu đủ xanh, long nhãn, thơm (dứa)… Nên hạn chế sử dụng chúng ở mức có thể trước và trong thời điểm mang thai vì chúng dễ tác động xấu đến quá trình mang thai (khó đậu thai, sinh non, thai chết lưu…) hay sự phát triển bình thường của thai nhi.

Phụ nữ mang thai nên hạn chế tiêu thụ thức uống có cồn

 Tóm lại, mẹ bầu cần được xây dựng những thực đơn đa dạng và cân đối từ sự phối hợp từ các loại thực phẩm nêu trên. Dinh dưỡng khi mang thai ở phụ nữ không gì khác hơn một thực đơn lành mạnh hơn, giàu hơn về lượng và chất, đặc biệt là một số dưỡng chất then chốt hỗ trợ sức khỏe người mẹ và sự phát triển hoàn chỉnh cho bé.

Check Also

Cảm nhận về “con cưng” mới của Ngọc Trinh - Dung dịch vệ sinh  UME Tía Tô có tốt không?

Có nên lựa chọn siêu phẩm Dung dịch vệ sinh UME Tía Tô NT Beauty không?

Dung dịch vệ sinh phụ nữ có thể có các thành phần khác nhau, bao …